CHƯƠNG TRÌNH (KHÓA HỌC) ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Bổ sung và cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ cho cán bộ, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về Phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, góp phần đảm bảo an toàn cho người nhận dịch vụ Y tế, nhân viên Y tế và cộng đồng.
3. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN
Học viên tham dự khoá học phải có đủ các điều kiện sau đây: Các cán bộ y tế trực tiếp tham gia công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh, vệ sinh bệnh viện và một số các cán bộ làm công tác quản lý chuyên môn. Tuy nhiên mức độ liên quan của mỗi chủ đề đối với mỗi học viên có phần khác nhau.
4. THỜI GIAN ĐÀO TẠO
– Thời gian đào tạo 3 ngày liên tục hoặc 6 buổi ( tương đương 24 tiết học )
5. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
5.1. Chương trình tổng quát
1 Tổng quan chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế
2 Phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung dựa trên đường lây truyền
3 Vệ sinh tay thường quy
4 Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
5 Nguyên tắc khử khuẩn tiệt khuẩn
6 Phòng lây nhiễm trong tiêm và sử trí phơi nhiễm
7 Hướng dẫn quản lý, xử lý đồ vải
8 Vệ sinh môi trường bệnh viện
9 Quản lý chất thải rắn y tế
Kiểm tra trước và kết thúc khóa học
Khai mạc, bế mạc
Tổng cộng: 24 tiết
5.2 Chương trình chi tiết
6. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
– Cung cấp đủ tài liệu học tập để học viên đọc và nghiên cứu trước, trong và sau học;
– Hướng dẫn học viên sử dụng tài liệu có hiệu quả;
– Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với mục tiêu học tập và đối tượng người học.
– Sử dụng các phương tiện trực quan phù hợp với từng nội dung để minh hoạ có hiệu quả (mô hình, các phương tiện phòng hộ, tranh, ảnh, áp phích, băng, đĩa hình, qui trình kỹ thuật, tình huống….)
– Kết hợp chặt chẽ và song hành giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành, học lý thuyết nội dung gì thì học viên được hướng dẫn thực hành về nội dung đó.
– Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, bảng kiểm, thang điểm, bố trí địa điểm thích hợp để giảng dạy các bài thực hành đạt mục tiêu, hiệu quả. Ưu tiên giành thời gian để học viên được thực hành kỹ năng, thái độ.
7. TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN
– Giảng viên lớp TOT Trung ương:
+ Có kinh nghiệm trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
+ Có kinh nghiệm dạy học lâm sàng
– Giảng viên cho lớp TOT tại đơn vị 8
+ Giảng viên được đào tạo khoá học TOT
+ Có khả năng dạy học.
+ Có kinh nghiệm trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
8. TÀI LIỆU
Khoá đào tạo sử dụng các nguồn tài liêu chính thống đã được Bộ Y tế và Hội Điều dưỡng Việt nam ban hành hoặc biên soạn, qua sự hỗ trợ của các Dự án.
9. ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT
9.1. Các phương tiện cơ bản phục vụ giảng dạy:
– Bảng – phấn, hoặc bảng trắng, bút dạ, bảng lật, giấy A0.
– Máy tính có kết nối máy chiếu đa năng + màn chiếu
– Phòng học đủ rộng, bố trí bàn ghế linh hoạt để chia làm việc nhóm
– Băng Video, hình ảnh
9.2. Các phương tiện cơ bản phục vụ giảng dạy theo chủ đề:
– Vệ sinh tay: Địa điểm rửa tay có đủ nước, xà phòng, khăn lau tay theo quy định, quy trình rửa tay 6 bước, dung dịch cồn sát khuẩn tay nhanh và các bảng kiểm.
– Sử dụng phương tiện phòng hộ: Áo choàng, khẩu trang y tế, khẩu trang N95; găng tay các loại, kính bảo hộ, ủng.
– Vệ sinh môi trường cơ sở khám, chữa bệnh: Xe làm vệ sinh chuẩn có đủ các xô, tải lau, hóa chất, quy trình vệ sinh.
– Xử lý đồ vải nhiễm khuẩn: Xe đẩy đồ vải, phương tiện thu gom đồ vải, quy trình thu gom đồ vải.
– Xử lý chất thải y tế: Các loại thùng đựng chất thải, các túi nilon theo mã mẫu quy định, hộp an toàn và quy trình thu gom chất thải
10. TỔ CHỨC KHÓA HỌC
– Học viên: bố trí mỗi lớp khoảng 25 người, tối đa 30 người
– Giảng viên: có giảng viên chính, 2 trợ giảng.
– Cán bộ tổ chức và phục vụ lớp học
– Thông tin trước khoá học: Giấy thông báo gửi tới các đơn vị trước 1 tháng để các đơn vị đăng ký học viên. Gửi giấy mời trước mỗi đợt học tập bằng đường Bưu điện và Email.
11. CHỨNG CHỈ
Dựa vào nội dung giảng dậy, các đơn vị tổ chức đào tạo cần xây dựng ngân hàng câu hỏi lượng giá trước và sau học bảo đảm đúng kỹ thuật, kết hợp phương pháp trắc nghiệm khách quan và truyền thống một cách hợp lý, đảm bảo bao phủ đủ và đúng mục tiêu chương trình đào tạo 9 Học viên hoàn thành khoá học đủ thời gian và đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo “ PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN ”.
Điều kiện được cấp chứng chỉ:
– Không vắng quá 2 buổi học (trong tổng số 8 buổi)
– Hoàn thành các bài tập cá nhân và bài tập nhóm theo yêu cầu của ban tổ chức
– Điểm các chủ đề và kiểm tra cuối khoá đạt yêu cầu, bao gồm:
+ Những học viên đạt ≥ 60% tổng số điểm sẽ được Giám đốc bệnh viện hoặc cơ sở đào tạo cấp chứng nhận hoàn thành khoá đào tạo phòng ngừa chuẩn.
+ Những học viên đạt < 60% tổng số điểm sẽ được Giám đốc bệnh viện hoặc cơ sở đào tạo cấp chứng nhận đã tham dự khoá đào tạo phòng ngừa chuẩn.
Chi tiết chương trình Bộ Y tế: KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN